Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2022

Cách lựa chọn ổ cứng máy chủ SSD

 Hiện nay, người dùng có vô vàn lựa chọn SSD, cả về hiệu năng, giao tiếp kết nối,… phù hợp với từng nhu cầu cụ thể. Vậy loại SSD được đánh giá là tốt nhất? Có một số loại kết nối mà SSD sử dụng để giao tiếp với máy tính bao gồm SATA, PCIe, M.2, U.2, mSATA, SATA Express,... và thậm chí, hiện nay còn có loại SSD được hàn thẳng vào board mạch chính (onboard). Đối với người tiêu dùng, các tùy chọn phổ biến nhất chính là SATA và M.2. SATA, chúng là hệ thống hai đầu nối cũ mà các ổ đĩa cứng được sử dụng, bao gồm cáp dữ liệu SATA Power và SATA. SSD dựa trên SATA là lựa chọn tốt nhất dành cho các máy tính đời cũ chỉ có kết nối SATA mà thiếu các loại đầu nối SSD theo chuẩn mới. Cách tốt nhất để tăng tốc độ của một máy tính cũ với ổ cứng cơ học là thay thế bằng ổ SSD và chuyển lưu trữ dữ liệu lên đó giúp tăng khả năng đọc/ghi dữ liệu của máy tính gấp mười lần. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các ổ đĩa SATA này bị giới hạn tốc độ truyền tối đa 600MB/s, trong khi các ổ SSD hiệu năng cao gần đây đã vượt

NVMe-over-FC

NVMe over FC rất có thể sẽ cải thiện hiệu suất của môi trường FC SAN và kết quả là các ứng dụng sẽ nhận được cải tiến hiệu suất và SAN sẽ trở nên hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ của cơ sở hạ tầng hiện có và có thể cải thiện TCO. Câu hỏi lớn là cải thiện hiệu suất có đủ để phục vụ khối lượng công việc bằng cách sử dụng ổ SSD NVMe nội bộ hay không? Các khối lượng công việc thế hệ mới đòi hỏi độ trễ cực thấp, chẳng hạn như phân tích tốc độ cao, AI, deep learning, đã tìm ra cứu cánh trên DAS với ổ SSD NVMe. Liệu rằng FC-NVMe có thể mang những khối lượng công việc cần độ trễ cực thấp đến một FC SAN không? FC-NVMe SAN dự kiến ​​sẽ chỉ thêm độ trễ 10micro giây, nhưng đó không phải là tất cả. Khi các loại ổ cứng flash thay thế ổ đĩa cơ học, nút cổ chai về hiệu suất sẽ di chuyển từ phương tiện lưu trữ sang các thành phần mạng. NVMe over FC có nhiệm vụ phải khắc phục điều đó nhưng nút cổ chai mới sẽ nằm ở đâu? Điều đó còn phụ thuộc vào việc nó có thể di chuyển đến lớp ứng dụng hay không, sau đó F

Những kỹ năng cần thiết các nhà khoa học dữ liệu cần trang bị

 Nhân lực ngành khoa học dữ liệu hiện đang có nhu cầu rất cao, chiếm vị trí số 1 trong danh sách Các công việc tốt nhất của Glassdoor ở Mỹ trong năm 2016 và 2017, với 4.840 vị trí và ở mức lương trung bình là 110.000 USD. Các nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao cho những chuyên gia có chuyên môn trong các lĩnh vực này. Hầu hết các công việc trong ngành này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và điều này tiếp tục thúc đẩy nhu cầu và mức lương đối với các chuyên gia đáp ứng đủ năng lực trong lĩnh này. Theo Jim Webber - nhà khoa học trưởng tại Neo4j cho rằng những kỹ năng công nghệ thiết yếu nhất mà các nhà khoa học dữ liệu cần trang bị trong năm nay: Spark: Spark đang biến đổi cách các nhà khoa học dữ liệu hoạt động bằng cách cho phép phân tích dữ liệu có tính tương tác và lặp lại trên quy mô lớn. Các nhà khoa học dữ liệu đã quen thuộc với Spark sẽ nhận được chú ý hơn từ các công ty, vì công cụ này giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cải thiện sản phẩm đồng thời giữ chân khách hàng và nhận

Phân công lao động giữa AI và Con người

 Bất cứ sự chuyển dịch nào cũng đem đến những đánh đổi nhưng tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI)  mở ra một tương lai với những quyết định chính xác hơn, được thực hiện bằng máy móc chứ không phải bởi con người. Đó là những gì Pradeep Dubey, giám đốc trung tâm nghiên cứu Xử lý song song tại Intel, đã nói với khách tham dự ở buổi nói chuyện tại hội nghị PEARC18 diễn ra ở Pittsburgh, Pa. Dubey cho rằng “Con người và máy móc đã từng có sự phân chia lao động rất hợp lý”, “Con người đưa ra quyết định; Còn máy móc thì thao tác số liệu,…  Nhưng thực ra con người lại rất tệ trong việc ra quyết định. ” Hội thảo hàng năm về Thực hành và Trải nghiệm Nghiên cứu bằng Máy tính Nâng cao (Practice and Experience in Advanced Research Computing, PEARC) với chủ đề sáng tạo liền mạch, nhấn mạnh các mục tiêu chính cho những người quản lý, phát triển và sử dụng phương pháp nghiên cứu bằng máy tính nâng cao trên khắp nước Mỹ và thế giới. Bước tiến mới trong hệ thống phân cấp ra quyết định hiện tại và sự phân

Intel công bố nền tảng Cooper Lake

 Navin Shenoy - Giám đốc điều hành trung tâm dữ liệu của Intel đã khởi động chiến dịch Data-Centric Innovation Summit của công ty dành cho chiến lược trung tâm dữ liệu của Intel, với các cập nhật về sản phẩm và công nghệ, bao gồm một kiến trúc Xeon 14nm chủ lực mới, được gọi là Cooper Lake. Dựa trên công nghệ 14nm, Cascade Lake cung cấp phần mở rộng mới về AI cho Xeon gọi là Intel Deep Learning Boost (DL Boost) phát triển trên Intel AVX 512, thêm một module vector neural network instruction (VNNI) có thể xử lý các convolutions INT8 với số lệnh ít hơn. Trong một buổi trình diễn hiệu năng sử dụng, phiên bản mô phỏng của Cascade Lake trong tương lai với DL Boost đã đạt được tốc độ trung bình khoảng 11x so với Skylake, chạy Caffe ResNet-50 - một AI workload phổ biến để phân loại hình ảnh. Cascade Lake cũng được hỗ trợ bộ nhớ dài hạn Intel Optane DC và cung cấp các tính năng bảo mật nâng cao để giải quyết các lỗ hổng của Spectre và Meltdown. Bộ nhớ dài hạn Intel Optane DC được công bố gần đ

SDS – Software-defined Storage là gì?

 Software-defined Storage (SDS) là một hệ thống lưu trữ dữ liệu ảo hóa bằng phần mềm, hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào lớp phần cứng lưu trữ vật lý bên dưới. Nhiều người cho rằng bất kỳ sản phẩm lưu trữ dữ liệu nào đều có thể được xem như một hệ thống Software-defined Storage, vì bản chất tất cả các sản phẩm lưu trữ đều cần phải có phần mềm để quản lý các phần cứng bên dưới và kiểm soát các tác vụ liên quan đến hoạt động lưu trữ.  Tuy nhiên, Software-defined Storage thường được kết hợp với các sản phẩm phần mềm được thiết kế để chạy trên phần cứng máy chủ thông dụng với nền tảng vi xử lý Intel x86, cho phép tiết kiệm chi phí hơn so với các hệ thống Storage Area Network (SAN) hay Network Attached Storage (NAS) truyền thống mà trong đó phần cứng và phần mềm kết hợp với nhau thành một khối không thể tách rời. Không giống như các hệ thống SAN và NAS nguyên khối, các sản phẩm Software-defined Storage cho phép người dùng nâng cấp phần mềm riêng biệt với phần cứng. Các đặc điểm chung

IoT: Số hóa hôm nay vì một tương lai “vạn vật kết nối”

 IoT là công nghệ tiên tiến có thể kết nối hàng tỷ thiết bị và tương tác với chúng để thu thập số lượng lớn dữ liệu. Sử dụng hiệu quả IoT mang lại tiềm năng rất lớn để thương mại hóa, kết nối ngành phát thanh và truyền thông cũng như các ứng dụng trong giáo dục, khoa học và kỹ thuật. Theresa Bui Revon - Chiến lược gia về Cloud và IoT của Cisco cho rằng khi IoT lần đầu tiên được triển khai, thử thách lớn nhất là kết nối các thiết bị, qua kết nối cố định, vệ tinh hoặc Bluetooth. Và một khi các thiết bị này được kết nối sẽ phát sinh yêu cầu quản lý và giám sát số lượng rất lớn dữ liệu. Việc mở rộng các thiết bị IoT đến con số hàng triệu thiết bị đã đặt ra thách thức lớn về quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó, hơn là vấn đề kết nối. Cisco công bố hệ thống Jasper Control Centre của họ cho NB-IoT (Narrow Band IoT) chính là nền tảng đầu tiên được đưa ra thương mại trên toàn cầu. Revon cho biết: “Cisco đang xây dựng một danh mục các giải pháp để giúp các công ty khai thác tối đa dữ liệu của họ,

Private Cloud: Đánh giá hai phương án Hosted và On-Premise

  Private Cloud là một giải pháp để đảm bảo sự bảo mật thông tin trong một môi trường Cloud được kiểm soát.  Private Cloud, có thể được chia thành hai loại: Loại được lưu trữ chung: Hosted Private Cloud Loại triển khai tại chỗ: On-Premise Private Cloud Bài blog này sẽ phân tích nhanh về cả hai loại Private Cloud để bạn có thể chọn được giải pháp tốt nhất cho nhu cầu cá nhân hoặc tổ chức của bạn. Giải pháp Private Cloud được lưu trữ chung: Hosted Private Cloud Những lợi ích của việc lưu trữ một máy chủ trên một cụm Private Cloud ở dạng “hosted” là rất nhiều. Tuy nhiên, có một vài điểm cần được nhấn mạnh như sau: Với Hosted Private Cloud, quản lý bảo mật là trách nhiệm của nhà cung cấp giải pháp trung gian, tức là bên thứ ba. Với Private Cloud triển khai tại chỗ, người dùng cần đầu tư vào các biện pháp kiểm soát và bảo mật. Bạn sẽ nhận được các tài nguyên cộng thêm, các tùy chọn về khả năng mở rộng, bảng điều khiển thân thiện và có đội ngũ hỗ trợ ngay bên cạnh để giúp bạn quản lý máy chủ

Trí tuệ nhân tạo trong tương lai

 Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh chóng kể từ khi kỷ nguyên hiện đại của học sâu bắt đầu tại cuộc thi ImageNet năm 2012. Sự tiến bộ trong lĩnh vực này kể từ đó thật ngoạn mục và không ngừng phát triển. Không chỉ phát triển với tốc độ nhanh, mà chúng còn đang tăng tốc từng ngày. Khoảng 5 năm tới, lĩnh vực AI sẽ còn trông rất khác so với hiện nay. Các phương pháp hiện đang được coi là tiên tiến sẽ trở nên lỗi thời; các phương pháp mới ra đời hoặc đang ở ngoài rìa sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai. Vậy thế hệ trí tuệ nhân tạo tiếp theo sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu với Adtech qua bài blog này nhé! Học không giám sát (Unsupervised Learning) Học không giám sát đang có tác động biến đổi trong quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Nỗ lực áp dụng phương pháp học không giám sát vào các lĩnh vực khác của AI ngày càng tiến bộ với tốc độ đáng kinh ngạc.  Nhiều nhà nghiên cứu coi việc học tập không giám sát chính là chìa khóa để phát triển AI ở cấp độ con người. Theo LeCun, thành t

VDI - Giải pháp cho Work From Home

 Đại dịch Covid-19 diễn ra một cách đầy bất ngờ, ngoài dự đoán của nhiều công ty, tổ chức, tạo ra thách thức giải quyết vấn đề duy trì hoạt động làm việc khi chính phủ các nước thực hiện các lệnh phong tỏa, giới hạn và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của các công nghệ điện toán đám mây cùng với sự gia tăng các thiết bị đầu cuối thông minh đã tạo ra hàng loạt các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ quá trình làm việc từ xa, làm việc tại nhà một cách dễ dàng và thuận tiện. Và VDI là một trong số những giải pháp đã giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động làm việc, cộng tác và kinh doanh ngay cả trong đại dịch khó khăn. VDI là gì? VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là giải pháp ảo hoá máy tính dùng cho cá nhân làm việc. Trước đây, chúng ta đã quen với máy chủ ảo, và bây giờ là desktop ảo - tất cả đều gọi đó là các máy ảo hay Virtual Machine. Thay vì dùng một chiếc máy tính truyền thống thì giờ đây, chúng ta có thể dùng rất nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau để làm việc như một chiếc máy

Giải pháp IoT Gateways Supermicro

 IoT Gateways Supermicro là gì? Supermicro IoT Gateways là các cổng IoT công nghiệp có kích thước nhỏ gọn, thông minh và an toàn, nằm ở mạng vùng biên, kết nối các cảm biến và thiết bị thông minh với đám mây qua mạng không dây hoặc mạng cục bộ (ví dụ: LAN, WiFi, 3G, Zigbee và RF).  Các cổng IoT này được xây dựng trên kiến ​​trúc mở để đảm bảo khả năng tương tác giữa các hệ thống, dễ dàng triển khai dịch vụ và cho phép một hệ sinh thái rộng lớn của các nhà cung cấp giải pháp. IoT Gateway cho phép người dùng tổng hợp, chia sẻ và lọc dữ liệu một cách an toàn để phân tích. Các giải pháp IoT Gateway này giúp đảm bảo dữ liệu được tạo bởi các thiết bị có thể truyền tải an toàn từ biên đến đám mây và ngược lại, mà không cần thay thế cơ sở hạ tầng hiện có. Một số IoT Gateways Supermicro phổ biến UP Intel® Core™ i7/i5/i3 processor based IoT Gateway / SoC Hộp nhúng của Supermicro dựa trên bộ xử lý Intel® Core ™ i7 / i5 / i3 System-on-Chip, rất phù hợp cho các ứng dụng nhúng như Cổng IoT cho Nhà m

Quản lý IoT

Quản lý thiết bị của AWS IoT giúp người dùng giám sát, đăng ký, sắp xếp và quản lý từ xa các thiết bị IoT ở quy mô lớn. Tích hợp với AWS IoT Core giúp dễ dàng kết nối và quản lý thiết bị trên đám mây và tích hợp với Trình bảo vệ thiết bị của AWS IoT để kiểm tra và giám sát tình hình bảo mật của nhóm. Giám sát nhóm thiết bị từ xa Giám sát siêu dữ liệu của thiết bị và thiết lập các thay đổi đối với chính sách và cảnh báo dịch vụ để luôn cập nhật thông tin về cấu hình hệ thống hoặc các hành vi bất thường. Quản lý các bản cập nhật phần mềm và firmware của nhóm Thực hiện cập nhật với số lượng lớn và kiểm soát tốc độ triển khai của các bản cập nhật thông qua vô tuyến (như firmware và sửa lỗi), đồng thời xác định các tác vụ liên tục để cập nhật tự động. Nhóm, sắp xếp và nhắm mục tiêu các cảm biến và thiết bị trên quy mô lớn Tạo các nhóm thiết bị logic, chẳng hạn như tất cả các cảm biến trong cùng một khu vực cụ thể để sắp xếp và nhắm mục tiêu nhóm cho các thao tác từ xa chỉ bằng vài cú nhấp c

Ứng dụng Internet of Things

IoT (Internet of Things) đóng một vai trò quan trọng và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực, giúp cuộc sống của con người trở nên hiện đại và dễ dàng hơn. LĨNH VỰC Y TẾ Một lượng dữ liệu khổng lồ được tích lũy trong ngành này bao gồm: hồ sơ y tế điện tử, thông tin chẩn đoán,... được thu thập thông qua thiết bị hình ảnh, màn hình và thiết bị cá nhân cầm tay, hỗ trợ các chuyên gia, y, bác sĩ đưa ra quyết định chính xác và cũng cho phép bệnh nhân đóng vai trò tích cực hơn trong việc quản lý sức khỏe cá nhân của bản thân. LĨNH VỰC BÁN LẺ Ngày nay, các tập đoàn, công ty lẻ lớn đã bắt đầu lắp đặt các cảm biến trên khắp các cửa hàng của họ. Những cảm biến này có thể phát hiện sự hiện diện của con người ở các lối đi, số lượng sản phẩm trên kệ, các khu vực chuyển động,… Có được các thông tin này, các nhà bán lẻ có thể nhanh chóng thực hiện các thay đổi như chuyển đổi vị trí trưng bày hay thuê thêm nhân viên bán hàng, đồng thời kiểm tra xem những thay đổi đó có tác động tích cực hay không,.

Internet of Things là gì

Ngày nay, các ứng dụng của IoT đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người. Vậy IoT là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu với Adtech qua bài bog này nhé! Internet of Things là gì Từ những năm 1982, ý tưởng về một mạng lưới các thiết bị thông minh đã được nhen nhóm và thảo luận sôi nổi. Và máy bán nước Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon đã trở thành thiết bị đầu tiên được kết nối Internet, có khả năng báo cáo kiểm kho và độ lạnh của những chai nước mới bỏ vào máy. Đến năm 1999, Kevin Ashton đã đưa ra cụm từ "Internet of Things" để mô tả một hệ thống mà Internet được kết nối với thế giới vật chất thông qua các cảm biến. Theo đó, IoT (Internet of Things) có nghĩa là Internet vạn vật. Là một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính. Cấu trúc của một hệ thống IoT Một hệ thống IoT sẽ bao gồm 4 thành phần chính, bao

Deep Learning là gì?

Deep Learning (học sâu) là một chức năng của trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép học máy bắt chước cách bộ não con người hoạt động để xử lí dữ liệu hay tạo ra các mẫu để sử dụng cho việc đưa ra quyết định.  Deep Learning là gì? Deep Learning được xem là một lĩnh vực con của Machine Learning (học máy) –  các máy tính sẽ học và cải thiện chính nó thông qua các thuật toán. Deep Learning được xây dựng dựa trên các khái niệm rất phức tạp, chủ yếu hoạt động với các mạng nơ-ron nhân tạo để học máy bắt chước khả năng tư duy và suy nghĩ của bộ não con người. Thật ra, các khái niệm liên quan đến mạng nơ-ron nhân tạo và Deep Learning đã xuất hiện từ khoảng những năm 1960, tuy nhiên, nó lại bị giới hạn bởi khả năng tính toán và số lượng dữ liệu lúc bấy giờ. Trong những năm gần đây, những tiến bộ trong phân tích dữ liệu lớn (Big Data) đã cho phép chúng ta tận dụng được tối đa khả năng của mạng nơ-ron nhân tạo. Mạng nơ-ron nhân tạo chính là động lực chính để phát triển Deep Learning, các mạng nơ-ron sâu

Đặc điểm của Storage Server

Ở blog trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm Storage Server, trong blog hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những đặc điểm của Storage Serve.   Kiến trúc Khi thiết kế một Storage Server, cần lưu ý xem xét không gian lưu trữ, khả năng quản trị, tốc độ truy cập, khả năng phục hồi, ngân sách và mức độ bảo mật. Khối kiến trúc phức tạp được tăng cường bởi môi trường thay đổi liên tục đòi hỏi phải cài đặt phần cứng và công nghệ mới trong khi vẫn duy trì cùng khả năng truy cập và khả năng tương thích.  các nhà cung cấp thường sử dụng Mô hình queue để kiểm soát tải cao nhất, thời gian phản hồi và thông lượng. Hệ thống cân bằng tải cũng thường được bao gồm trong các máy chủ để phân phối các yêu cầu giữa các phần cứng được kết nối. Thiết bị phần cứng máy chủ chính là ổ cứng. Khả năng bảo mật Storage Server thường bao gồm một số loại bảo mật hệ thống nhằm hạn chế quyền truy cập tệp đối với một người dùng hoặc nhóm người dùng cụ thể. Các directory service như: openLDAP, Novell’s eDirectory hay Micro

Storage Server Là Gì?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số, các nhà sản xuất dần nhận ra sự gia tăng về lượng dữ liệu được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh trong nhiều năm qua. Các doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp mới để lưu trữ, sử dụng, truy cập và truy xuất thông tin quan trọng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng này, các tổ chức đang chuyển sang sử dụng Storage Server làm giải pháp lưu trữ chính cùng những ưu điểm vượt trội như: chi phí thấp, khả năng mở rộng cao, tính tiện lợi và hiệu quả. Vậy Storage Server (hay còn gọi là máy chủ lưu trữ) là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé. Khái niệm Storage Server Storage Server (hay còn được gọi là máy chủ lưu trữ) là một loại máy chủ được sử dụng cho mục đích lưu trữ, bảo mật, quản lý và truy cập dữ liệu hoặc các file dữ liệu kỹ thuật số. Storage Server cho phép lưu trữ và truy xuất lượng dữ liệu nhỏ và lớn qua Shared Network hoặc Internet. Tuy nhiên, sức mạnh xử lý của máy c

GIẢI PHÁP PRIVATE CLOUD HCI

 Private Cloud là hạ tầng ảo hóa máy chủ dùng riêng, cung cấp các tài nguyên CNTT như: máy chủ ảo, không gian lưu trữ hoặc desktop ảo,... một cách linh hoạt và tối ưu cho từng nhu cầu, bộ phận giúp tăng hiệu quả trên chi phí đầu tư, tự động hóa và giảm chi phí vận hành. ĐẶC TÍNH CỦA HẠ TẦNG PRIVATE CLOUD - Hạ tầng riêng biệt - Dữ liệu là của bạn - Chủ động và linh hoạt - Giải pháp trọn gói - Cấu hình tối ưu - Chìa khóa trao tay ƯU ĐIỂM CỦA HẠ TẦNG PRIVATE CLOUD SO VỚI GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG - Tính sẵn sàng cao (HA) - Dễ dàng kiểm soát vấn đề bảo mật - Tự động hóa vận hành hệ thống - Sao lưu và khôi phục đơn giản - Cấp phát tài nguyên như dịch vụ - Quản lý tài nguyên nhẹ nhàng

Intel Core i5-3470 - Cấu hình máy tính công nghiệp bán chạy nhất

 CPU Intel Core i5-3470 thuộc dòng vi xử lý thế hệ thứ 3 của hãng Intel hiện đang là cấu hình bán chạy nhất. Intel Core™ i5-3470 được cải tiến để xử lý tác vụ với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả hơn so với các dòng CPU trước đó. Hiệu suất được nâng cấp và cải tiến CPU Intel Core i5-3470 được sản xuất dựa trên công nghệ tiết kiệm năng lượng nhưng lại tăng hiệu năng xử lý một cách vượt trội với vi xử lý 4 nhân và 4 luồng, xung nhịp 3.2Ghz - 3.6Ghz. Có thể nói, Intel Core i5 3470 là một trợ thủ đắc lực mang đến cho bạn trải nghiệm mượt mà trên từng tác vụ. Công nghệ tiên tiến Dòng CPU tích hợp sẵn thẻ đồ họa Intel Graphics 2500 với nhiều công nghệ hiện đại mang đến trải nghiệm tối ưu cho người dùng: - Hỗ trợ đồ họa của Intel cho hình ảnh mượt mà, sắc nét. - Quick Sync Video chuyển mã video nhanh hơn dòng Core i5 2500K. - Turbo Boost 2.0 tăng tốc độ vi xử lý lên mức 3.6 GHz. - Idle State (C-State) tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong lúc máy đang ở chế độ nghỉ. Dung lượng bộ nhớ CPU Intel Core i

Gateway tự động hóa công nghiệp

 Nhà cung cấp nền tảng và dịch vụ AIoT hàng đầu thế giới Advantech đã cho ra mắt máy tính nhúng công nghiệp không quạt ARK-1221L. Thiết kế nhỏ gọn mạnh mẽ Máy tính nhúng công nghiệp ARK-1221L có thiết kế tản nhiệt thụ động, không sử dụng quạt, được trang bị bộ vi xử lý Intel® Atom™ x6413E 1.5GHz mạnh mẽ và tiết kiệm năng lượng. ARK-1221L có kích thước nhỏ gọn 60 x 158 x 114 mm, kèm giá đỡ thanh DIN-Rail tiêu chuẩn đảm bảo dễ dàng lắp đặt trong không gian hạn chế. Các cổng I/O cho phép sử dụng trong tự động hóa máy móc hoặc các nhà máy thông minh như một cổng kết nối IoT.  Cổng hiển thị và HDMI, cho phép hiển thị độc lập hình ảnh có độ phân giải 4096 x 2160 ở 60Hz. Giao diện ARK-1221L tận dụng WISE-DeviceOn cung cấp cổng kết nối IoT sẵn sàng cho mạng 5G để quản lý từ xa các thiết bị biên đồng thời tăng hiệu quả xử lý và năng suất. ARK-1221L cung cấp hệ thống I/O phong phú để kết nối với các thiết bị cảm biến - chúng bao gồm 2 GbE (lên đến 2500 Mbps), 2 RS-232/422/485, 2 USB 3.2, 2 USB 2

Windows sever cho máy tính công nghiệp

 Windows Server là gì? Windows Server là một hệ điều hành mà Microsoft đặc biệt tạo ra để sử dụng trên máy chủ. Máy chủ là những cỗ máy cực kỳ mạnh được thiết kế để hoạt động liên tục và cung cấp tài nguyên cho các máy tính khác. Sự phát triển của Windows Server được bắt đầu từ đầu những năm 1980, khi Microsoft sản xuất hai dòng hệ điều hành là MS-DOS và Windows NT.  David Cutler -  Kỹ sư của Microsoft đã phát triển hệ điều hành Windows NT với mục đích cung cấp tốc độ, bảo mật và độ tin cậy mà các tổ chức lớn yêu cầu trong một hệ điều hành máy chủ. Windows Server khác với Windows thường ở điểm nào?     Windows Server Windows thông thường Bộ nhớ Tối đa 24TB Windows 10 Enterprise:  4GB trên x86 và 2TB trên x64 (Các dung lượng này khác nhau tùy thuộc vào phiên bản) CPU Windows Server sử dụng phần cứng hiệu quả hơn Windows thông thường Kết nối mạng Không giới hạn 10 đến 20 kết nối Server OS Ưu tiên chạy các tác vụ ở chế độ nền  Chỉ tập trung nhiệm vụ ở chế độ trực diện Lý do chọn Windows S

Cách xem chỉ số Benchmark máy tính công nghiệp

 Chỉ số CPU Benchmark là một trong những tiêu chí để đánh giá máy tính. Vậy benchmark là gì và làm thế nào để xem được chỉ số Benchmarrk? Adtech sẽ giải đáp giúp bạn thông qua bài viết dưới đây! Chỉ số Benchmark là gì? Chỉ số Benchmark sẽ cho biết phần cứng của máy tính mạnh tới cỡ nào. Điểm Benchmark càng cao thì phần cứng của máy tính càng mạnh. Benchmark được xem là công cụ để đo sức mạnh phần cứng thay vì phải xem xét đến thông số kỹ thuật. Ví dụ: Với GPU máy tính, điểm Benchmark sẽ cho thấy tốc độ xử lý và truyền tải ảnh tới màn hình. Với CPU máy tính thì sẽ cho thấy được khả năng tính toán của máy. Với ổ cứng sẽ cho biết tốc độ đọc, ghi dữ liệu… Mục đích tra cứu chỉ số Benchmark Khi muốn so sánh với sản phẩm cùng tầm giá về hiệu năng, việc tra cứu chỉ số Benchmark giúp người dùng nhận biết được tính mạnh/yếu của máy tính để tìm ra phần cứng phù hợp. Nhưng theo giới chuyên môn, Benchmark chỉ là một trong những chỉ số tham khảo và phản hồi chất lượng phần cứng. Với sự tác động của

Top máy tính công nghiệp bán chạy

 Trên thị trường có rất nhiều dòng máy tính công nghiệp nên việc lựa chọn một máy tính công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng là không dễ dàng. Các cá nhân hay doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian trong việc lựa chọn một cấu hình máy tính có thể đảm bảo về mặt chi phí vừa có khả năng hoạt động tốt 24/24 giờ, đáp ứng môi trường làm việc ngoài trời, nhiệt độ cao, hoặc bụi bẩn trong các nhà máy,... Adtech đã chọn ra top 5 cấu hình máy tính công nghiệp bán chạy nhất để Quý khách hàng có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. MIC-730AI Máy tính công nghiệp MIC-730AI được thiết kế dựa trên nền tảng  NVIDIA Jetson Xavier dành riêng cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nền tảng này cung cấp tất cả hiệu suất của một máy trạm GPU trong một module nhúng.  Nhỏ gọn, mạnh mẽ, được thiết kế để cung cấp khả năng tăng tốc tầm nhìn AI trong một gói chip duy nhất với tám lõi Arm v8.2 Carmel và khả năng tăng tốc mã hóa/ giải mã video cùng với GPU thế hệ Volta. Cho phép chạy song song nhiều

Xu hướng sử dụng máy tính công nghiệp năm 2023

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các ngành công nghiệp cũng phát triển một cách mạnh mẽ, các chương trình, phần mềm hiện nay đều yêu cầu máy tính có tốc độ xử lý và lưu trữ cao. Vì vậy việc lựa chọn máy tính công nghiệp cũng phải phù hợp với xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp. Cấu hình cao hơn Các cấu hình thấp như Intel Core 2 Duo E8400/ Intel Core i3/i5/i7 thế hệ 2/3 dần được thay thế sang thế hệ Intel mới hơn như thế hệ 6/7/8/9/10/11/12. Intel vẫn luôn là thương hiệu nổi tiếng đem lại sự ổn định cho các ứng dụng công nghiệp hoặc đồ họa vì được tối ưu rất tốt qua nhiều năm. Dù vậy, hiệu năng và nhiệt độ trên dòng Intel Core thế hệ 2/3 vẫn còn đang ở tiến trình xử lý 32nm và 22nm. Dòng chip thế hệ 6 (Skylake) là phiên bản thu nhỏ hơn của dòng Haswell, sự thu nhỏ ở đây không phải về kích thước mà là thu nhỏ lại các bóng bán dẫn tạo nên một bộ vi xử lý CPU. Thiết kế này sử dụng bóng bán dẫn có kích thước chỉ 14nm, bằng 1 nửa so với dòng trước và chỉ bằng ⅕ so vớ

Hailo - Nhà sản xuất chip AI tại Israel ra mắt mẫu chip tích hợp trí tuệ nhân tạo Hailo-8

 Hailo được thành lập tại Israel vào năm 2017, nhà sản xuất chip AI nổi tiếng này đã phát triển các bộ vi xử lý AI tốt nhất thế giới cho các lĩnh vực khác nhau như ngành công nhiệp sản xuất ô tô, công nghệ 4.0, hệ thống giao thông thông minh, bán lẻ thông minh, camera thông minh,...  Hailo đã trình làng mẫu chip mới Hailo-8 - bộ vi xử lý đầu tiên sử dụng công nghệ học sâu (Deep Learning) của công ty. Theo Hailo, mẫu chip mới này có khả năng thực hiện 26 nghìn tỷ tác vụ chỉ trong 1 giây. Hailo-8 sẽ vượt trội hơn tất cả những bộ vi xử lý khác trên thị trường với kích thước nhỏ hơn trong khi yêu cầu bộ nhớ lại ít hơn. Với thiết kế kiến trúc dựa trên các thuộc tính cốt lõi của mạng nơ-ron thần kinh, Hailo-8 cho phép các thiết bị có thể chạy những ứng dụng học sâu ở quy mô đầy đủ hơn, hiệu quả và bền vững hơn các chip và giải pháp AI khác, đồng thời chi phí cũng được giảm đáng kể. Hailo khẳng định Hailo-8 vượt trội hơn so với sản phẩm của Nvidia khi so sánh với Javier Xavier AGX ở một số đi

Máy tính công nghiệp All in one

 Máy tính công nghiệp All-in-one là gì? Đúng như tên gọi All-in-one - “tất cả trong một”, Máy tính công nghiệp All in one là khối phần cứng gói gọn trong một khối duy nhất khác với những chiếc máy tính để bàn truyền thống với màn hình monitor/LCD và một thùng (case) chứa các linh kiện được lắp ráp hoàn chỉnh bên trong như mainboard, CPU, RAM, card đồ họa… Ưu và nhược điểm của máy tính công nghiệp All-in-one Máy tính công nghiệp All-in-one có rất nhiều ưu điểm: Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng chúng cũng có những nhược điểm riêng như: - Cấu hình hạn chế do khả năng tản nhiệt CPU không cao. - Giá đắt hơn so với các dòng máy truyền thống: giá cao hơn gấp 2 -3 lần tùy thuộc vào cấu hình và hãng sản xuất. Ứng dụng của máy tính All-in-one trong công nghiệp Máy tính công nghiệp All-in-one được thiết kế với cấu trúc tương tự các dòng AIO thường, tuy nhiên chúng được tích hợp thêm 1 số cổng đặc biệt để kết nối với các thiết bị ngoại vi như cổng COM RS232/485, cổng USB, 1 x RJ11, loa, và hơn nữa d

Giải pháp RTU thông minh cho các ứng dụng IoT công nghiệp với ADAM-3600

ADAM-3600 là thiết bị đầu cuối từ xa (Remote Terminal Unit) thông minh kết nối không dây với nhiều chức năng, nhiều lựa chọn I/O, phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng, hỗ trợ nhiều giao thức linh hoạt cho các ứng dụng dầu, khí và nước. ADAM-3600 là thiết bị xử lý biên mạnh mẽ với nhiều tính năng tiến tiến, phù hợp cho các ứng dụng IoT công nghiệp. Tính năng vượt trội của ADAM 3600 Tối ưu hóa hiệu quả với các thiết bị được kết nối: WISE-PaaS/EdgeLink đóng vai trò là trung tâm thu thập dữ liệu, lưu trữ và báo cáo, cũng như thông báo cảnh báo và tối đa hóa hiệu quả của thiết bị với việc cung cấp dữ liệu chính xác. Kết nối đám mây dễ dàng để triển khai nhanh chóng: Tính năng plug-n-play truyền dữ liệu lên đám mây giúp loại bỏ việc lập trình và cấu hình phức tạp, đảm bảo dữ liệu có thể dễ dàng được tải lên để phân tích và trực quan hóa, cung cấp một tài liệu tham khảo hữu ích để tối ưu hóa hoạt động. Chuyển đổi dữ liệu an toàn để tích hợp với các hệ thống của bên thứ ba: WISE-PaaS/EdgeLink hỗ tr

Nâng cấp SSD cho máy tính công nghiệp, nên hay không?

SSD (Solid State Drive) là một loại phương tiện lưu trữ dữ liệu liên tục trên bộ nhớ flash trạng thái rắn. Thành phần chính tạo nên một ổ SSD gồm: bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND. Có nên nâng cấp SSD cho máy tính công nghiệp Việc nâng cấp SSD không chỉ giúp cải thiện về tốc độ xử lý so với phiên bản ổ cứng HDD truyền thống mà còn giúp người dùng cải thiện độ an toàn dữ liệu và cả mức tiêu thụ điện năng. Ưu điểm việc nâng cấp SSD cho máy tính công nghiệp - Tốc độ đọc/ghi vượt bậc : Vì SSD có tốc độ đọc ghi nhanh hơn HDD 2 lần thậm chí tới 10 lần, đạt từ 550MB/s đến hàng ngàn MB/s. - Khả năng chống sốc cao và hoạt động ổn định, giúp giảm tỷ lệ hư hỏng, an toàn cho dữ liệu. - Ổ SSD dạng thể rắn nên hoạt động không gây ồn, cũng như ít tỏa nhiệt, giúp tiết kiệm điện năng - Giá : hiện nay, ổ cứng SSD 1 TB có giá gấp đôi ổ cứng HDD 1TB

Nên dùng Windows 7 hay Windows 10 cho máy tính công nghiệp

 Cho đến thời điểm hiện tại, Windows 7 và Windows 10 vẫn được đánh giá là những hệ điều hành có độ bảo mật tốt nhất trong các hệ điều hành của Microsoft. Tuy nhiên, chúng đều có ưu và nhược điểm riêng, không có hệ điều hành nào thực sự hoàn hảo. Vậy, nên dùng Windows 7 hay Windows 10 cho máy tính công nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp nhất. So sánh Windows 7 và Windows 10  Windows 7 Windows 10 Nền tảng hỗ trợ tốt, có thể cài đặt hầu như tất cả các ứng dụng mong muốn mà không phải lo lắng vấn đề tương thích khi cài đặt. Có nhiều cải tiến vượt trội về giao diện, đồ họa và đặc biệt được tích hợp trợ lý ảo Cortana thông minh, hỗ trợ người dùng tìm kiếm mọi thứ thông qua công cụ tìm kiếm mặc định Bing. Bảo mật tương đối tốt, có thể cài thêm windows defend do Microsoft hỗ trợ. Nhược điểm là công cụ windows update đòi hỏi người dùng phải tắt máy để có thể cập nhật các bản vá lỗi. Hỗ trợ đa nhiệm tốt, có thể tùy biến giao diện sử dụng một cách dễ dàng. Hỗ trợ Di