Chuyển đến nội dung chính

SDS – Software-defined Storage là gì?

 Software-defined Storage (SDS) là một hệ thống lưu trữ dữ liệu ảo hóa bằng phần mềm, hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào lớp phần cứng lưu trữ vật lý bên dưới.

SDS – Software-defined Storage là gì?

Nhiều người cho rằng bất kỳ sản phẩm lưu trữ dữ liệu nào đều có thể được xem như một hệ thống Software-defined Storage, vì bản chất tất cả các sản phẩm lưu trữ đều cần phải có phần mềm để quản lý các phần cứng bên dưới và kiểm soát các tác vụ liên quan đến hoạt động lưu trữ. 

Tuy nhiên, Software-defined Storage thường được kết hợp với các sản phẩm phần mềm được thiết kế để chạy trên phần cứng máy chủ thông dụng với nền tảng vi xử lý Intel x86, cho phép tiết kiệm chi phí hơn so với các hệ thống Storage Area Network (SAN) hay Network Attached Storage (NAS) truyền thống mà trong đó phần cứng và phần mềm kết hợp với nhau thành một khối không thể tách rời.

Không giống như các hệ thống SAN và NAS nguyên khối, các sản phẩm Software-defined Storage cho phép người dùng nâng cấp phần mềm riêng biệt với phần cứng. Các đặc điểm chung của sản phẩm SDS như khả năng kết hợp các loại tài nguyên lưu trữ, mở rộng quy mô hệ thống trong cluster, quản lý các nhóm (pool) lưu trữ được chia sẻ và dịch vụ lưu trữ thông qua chỉ một giao diện quản trị, cho phép thiết lập các policy để kiểm soát tính năng và chức năng lưu trữ.

Các yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng các sản phẩm SDS bao gồm: Sự tăng trưởng bùng nổ của dữ liệu phi cấu trúc, Khả năng đáp ứng phần cứng máy chủ hiệu năng cao cho các bộ vi xử lý đa nhân, Đáp ứng các nhu cầu ảo hóa nói chung trong các hệ thống máy chủ, desktop, ứng dụng và network và cuối cùng là sự phổ biến của công nghệ điện toán đám mây cloud computing.

Các ứng dụng của Software-defined Storage phân theo từng loại sản phẩm. Ví dụ, các trường hợp ứng dụng hệ thống SDS để mở rộng object và file storage bao gồm các ứng dụng có phát sinh khối lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc, chẳng hạn như dữ liệu phân tích, bộ gen và Internet Of Things (IoT). Các khối SDS mở rộng có thể nhắm đến các ứng dụng/workloads cần hiệu suất cao như database. Nhiều loại SDS có thể phù hợp cho môi trường DevOps - nơi cần linh hoạt tạo ra các vùng lưu trữ cho các ứng dụng hay dự án mới.

Software-defined Storage là một phần của xu hướng công nghệ lớn hơn trong đó bao gồm Software-defined Network (SDN), Software-defined Data Center và Software-defined Infrastructre.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phương pháp nâng cấp hiệu năng cho máy chủ Intel

  Nâng cấp để nâng cao hiệu năng Tận dụng tối đa khoản đầu tư máy chủ bằng cách cân bằng, mở rộng bộ xử lý Intel Xeon Scalable, SSD Intel và thiết bị mạng Ethernet Intel. Xem cách cân bằng cho Compute, lưu trữ và mạng từ Intel có thể tối đa hóa hiệu suất Đánh giá lợi ích khi nâng cấp thành phần lưu trữ và kết nối mạng. Tham khảo công cụ so sánh tại  đây Những thay đổi nào sẽ mang lại đỉnh cao cho hiệu suất, câu trả lời: Cả 3 thành phần Processor, Storage và Network. So sánh các trường hợp khi nâng cấp 3 thành phần chính Nâng cấp hiệu năng cho máy chủ Intel để tận dụng tối đa lợi thế máy chủ, đồng thời giảm thiểu tình trạng thắt nút cổ chai của server. Các phương án nâng cấp trên phù hợp nhất cho hệ thống máy chủ từ Compute, Storage và Network Intel có thể tối đa hóa hiệu suất.

VDI - Giải pháp cho Work From Home

 Đại dịch Covid-19 diễn ra một cách đầy bất ngờ, ngoài dự đoán của nhiều công ty, tổ chức, tạo ra thách thức giải quyết vấn đề duy trì hoạt động làm việc khi chính phủ các nước thực hiện các lệnh phong tỏa, giới hạn và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển của các công nghệ điện toán đám mây cùng với sự gia tăng các thiết bị đầu cuối thông minh đã tạo ra hàng loạt các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ quá trình làm việc từ xa, làm việc tại nhà một cách dễ dàng và thuận tiện. Và VDI là một trong số những giải pháp đã giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động làm việc, cộng tác và kinh doanh ngay cả trong đại dịch khó khăn. VDI là gì? VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là giải pháp ảo hoá máy tính dùng cho cá nhân làm việc. Trước đây, chúng ta đã quen với máy chủ ảo, và bây giờ là desktop ảo - tất cả đều gọi đó là các máy ảo hay Virtual Machine. Thay vì dùng một chiếc máy tính truyền thống thì giờ đây, chúng ta có thể dùng rất nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau để làm việc như một chiếc máy

ASUS IoT hỗ trợ hiện thực hóa tương lai của logistics thông minh với giải pháp cho các AGV

 Được thành lập vào năm 2007, khách hàng này là nhà phát triển hàng đầu về xe tự hành dẫn đường tự động (AGV) và rô-bốt di động tự hành (AMR) tại Trung Quốc, với thương hiệu nổi tiếng và mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Các sản phẩm của công ty được công nhận trên toàn cầu và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực màn hình hiển thị, pin lithium năng lượng mới, ô tô và các phụ kiện liên quan, ngành thực phẩm và đồ uống, máy tính, truyền thông và điện tử tiêu dùng (3C), cùng với thiết bị gia dụng. Không gian hạn chế, giao diện thiết bị đa dạng và nhiều nhu cầu về nhiệt độ làm việc để AGV vận hành trơn tru trong nhà kho AGV là một xe tự hành với nhiệm vụ chính là di chuyển hàng hóa xung quanh khu vực cửa hàng để loại bỏ lỗi hoặc hạn chế của con người trong việc mang vác vật nặng. Chúng thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp để vận chuyển vật liệu nặng xung quanh một tòa nhà công nghiệp lớn, chẳng hạn như nhà máy hoặc nhà kho. Theo MarketsandMarkets Research, quy m