Chuyển đến nội dung chính

Tổng quan về nền tảng IoT

Công nghệ IoT

nền tảng IoT

Công nghệ IoT giúp người dùng dễ dàng kết nối mọi thứ với mạng lưới và phát triển các ứng dụng để kiểm soát và quản lý chúng. IoT có nhiệm vụ thực hiện kết nối, cung cấp dịch vụ và đám mây cho các thiết bị này.

Nền tảng IoT nâng cao

Có một số tiêu chí để phân biệt các nền tảng IoT với nhau, chẳng hạn như khả năng mở rộng, dễ sử dụng, kiểm soát mã, tích hợp với phần mềm của bên thứ ba, các tùy chọn triển khai và mức độ bảo mật dữ liệu.

Khả năng mở rộng: Các nền tảng IoT tiên tiến phải đảm bảo được khả năng mở rộng đàn hồi trên bất kỳ số điểm cuối nào mà khách hàng có thể yêu cầu. Điều này cũng bao gồm quy trình mở rộng mà không làm ngừng hoạt động, Và trong trường hợp triển khai tại chỗ phải cân bằng tải một cách hiệu quả để đạt được hiệu suất tối đa của cụm máy chủ.

Dễ sử dụng: Tuỳ chỉnh các tính năng cụ thể hoặc phát triển các mô-đun bổ sung là yếu tố quyết định của các nhà phát triển. Nó có sự liên quan chặt chẽ đến tính linh hoạt của giao diện lập trình ứng dụng tích hợp và khả năng kiểm soát mã. Đối với các IoT quy mô nhỏ, chỉ cần các API tốt là đủ, trong khi các hệ sinh thái IoTgiàu tính năng và đang phát triển nhanh đòi hỏi ở các nhà phát triển mức độ tự do lớn hơn trên toàn bộ hệ thống, mã nguồn, giao diện tích hợp, kết nối và cơ chế bảo mật,…

Tích hợp bên thứ ba: Sự tích hợp với phần cứng và phần mềm của bên thứ ba thúc đẩy tốc độ triển khai đầu cuối và thử nghiệm sản phẩm cho giải pháp được xây dựng trên nền tảng IoT cụ thể.

Tùy chọn triển khai: Việc triển khai trong đám mây công cộng (public cloud) của nhà cung cấp PaaS khá dễ dàng. Tuy nhiên, với các mục đích bảo mật quan trọng hoặc có tính sẵn sàng cao thì việc triển khai tại chỗ có thể là một phương thức hoạt động tốt hơn.

An ninh dữ liệu: Bảo mật dữ liệu liên quan đến mã hóa, kiểm soát quyền truy cập của người dùng và quyền sở hữu dữ liệu. Mã hóa luồng dữ liệu đầu cuối bao gồm dữ liệu ở chế độ nghỉ ngơi, kiểm soát linh hoạt người dùng và các nguồn lực mà họ có thể sử dụng và lưu trữ đám mây riêng cho dữ liệu nhạy cảm, đây là những điều cơ bản để tránh những vi phạm tiềm ẩn trong giải pháp IoT.

Có hai mô hình khác nhau được áp dụng bởi các nhà cung cấp nền tảng IoT đó là: IoT PaaS độc quyền và nền tảng IoT mở.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ứng dụng AI tại biên và 3 điểm cần lưu ý khi triển khai

 Khi trí tuệ nhân tạo (AI) trưởng thành, việc ứng dụng nó sẽ tiếp tục tăng lên. Theo nghiên cứu gần đây, 35% tổ chức đang sử dụng AI, với 42% đã bắt đầu khám phá tiềm năng của nó. Mặc dù AI đã được nghiên cứu khá nhiều và triển khai mạnh mẽ trên các nền tảng đám mây, nhưng đối với các hệ thống biên thì AI vẫn là một công nghệ còn khá non trẻ và đang có một số thách thức riêng khi ứng dụng AI tại biên. AI đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng, từ điều hướng trong ô tô đến theo dõi các bước chân đến trò chuyện với trợ lý kỹ thuật số. Mặc dù người dùng thường xuyên truy cập các dịch vụ này trên thiết bị di động, nhưng kết quả tính toán nằm trong việc sử dụng AI trên đám mây. Cụ thể hơn, một người yêu cầu thông tin và yêu cầu đó được xử lý bởi một mô hình học tập trung tâm trên đám mây, sau đó mô hình này sẽ gửi kết quả trở lại thiết bị cục bộ của người đó. AI ở biên ít được hiểu và ít được triển khai hơn so với AI trên đám mây. Ngay từ khi mới thành lập, các thuật toán và đổi ...

GIẢI PHÁP PRIVATE CLOUD HCI

 Private Cloud là hạ tầng ảo hóa máy chủ dùng riêng, cung cấp các tài nguyên CNTT như: máy chủ ảo, không gian lưu trữ hoặc desktop ảo,... một cách linh hoạt và tối ưu cho từng nhu cầu, bộ phận giúp tăng hiệu quả trên chi phí đầu tư, tự động hóa và giảm chi phí vận hành. ĐẶC TÍNH CỦA HẠ TẦNG PRIVATE CLOUD - Hạ tầng riêng biệt - Dữ liệu là của bạn - Chủ động và linh hoạt - Giải pháp trọn gói - Cấu hình tối ưu - Chìa khóa trao tay ƯU ĐIỂM CỦA HẠ TẦNG PRIVATE CLOUD SO VỚI GIẢI PHÁP TRUYỀN THỐNG - Tính sẵn sàng cao (HA) - Dễ dàng kiểm soát vấn đề bảo mật - Tự động hóa vận hành hệ thống - Sao lưu và khôi phục đơn giản - Cấp phát tài nguyên như dịch vụ - Quản lý tài nguyên nhẹ nhàng

Top máy tính công nghiệp bán chạy

 Trên thị trường có rất nhiều dòng máy tính công nghiệp nên việc lựa chọn một máy tính công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng là không dễ dàng. Các cá nhân hay doanh nghiệp mất khá nhiều thời gian trong việc lựa chọn một cấu hình máy tính có thể đảm bảo về mặt chi phí vừa có khả năng hoạt động tốt 24/24 giờ, đáp ứng môi trường làm việc ngoài trời, nhiệt độ cao, hoặc bụi bẩn trong các nhà máy,... Adtech đã chọn ra top 5 cấu hình máy tính công nghiệp bán chạy nhất để Quý khách hàng có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. MIC-730AI Máy tính công nghiệp MIC-730AI được thiết kế dựa trên nền tảng  NVIDIA Jetson Xavier dành riêng cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nền tảng này cung cấp tất cả hiệu suất của một máy trạm GPU trong một module nhúng.  Nhỏ gọn, mạnh mẽ, được thiết kế để cung cấp khả năng tăng tốc tầm nhìn AI trong một gói chip duy nhất với tám lõi Arm v8.2 Carmel và khả năng tăng tốc mã hóa/ giải mã video cùng với GPU thế hệ Volta. Cho phép chạy so...